Bạn đã biết đủ các vị trí trong bóng rổ?

Bạn đã biết đủ các vị trí trong bóng rổ? Bạn là người đam mê môn bóng rổ và không bỏ qua một trận đấu nào. Tuy nhiên bạn có nắm rõ các vị trí thiết yếu cần có của một đội bóng rổ? Mỗi vị trí có vai trò và nhiệm vụ như thế nào? Bóng rổ là một trong những môn thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích. Do đó chắc hẳn đây sẽ là những thông tin rất hữu ích cho các bạn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho các bạn về các vị trí trong bóng rổ cụ thể hơn là 5 vị trí mà bạn cần nắm rõ khi tham gia vào bộ môn này. Hãy cùng với julehexe khám phá ngay nhé!

Tìm hiểu các vị trí chính trong môn bóng rổ

Luật bóng rổ hiện đại chỉ cho phép mỗi đội bóng ra sân với 5 tuyển thủ. Mỗi vị trí trên sân lại có những nhiệm vụ khác nhau cũng như đòi hỏi người chơi ở vị trí đó sở hữu những kỹ năng riêng biệt. Hãy cùng tìm hiểu về các vị trí trong bóng rổ.

Sân thi đấu bóng rổ được chia ra làm 3 khu vực gồm vùng bên ngoài vạch 3 điểm 6m25 (guards), khu vực nằm giữa vòng 3 điểm và khu vực hình thang (forward) và khu vực trung tâm bên trong hình thang (center). Mỗi vị trí tương ứng với khu vực hoạt động chủ yếu của mình.

Vị trí Point Guard (PG) – Hậu vệ dẫn bóng

Khu vực hoạt động: bên ngoài vạch 3 điểm (guards)

Hậu vệ dẫn bóng hay còn được gọi một cách nôm na là “PG” hay “dẫn bóng”. Một hậu vệ dẫn bóng tốt phải là người có khả năng đọc được trận đấu, có những đường chuyền sắc sảo và những đường đột phá thông minh vào bên trong. PG thường được coi là “nhạc trưởng” của mỗi đội bóng rổ. Ngoài khả năng đưa ra những đường chuyền quyết định, với khu vực hoạt động thường xuyên cách xa bảng rổ (khu vực ngoài vạch 3 điểm) thì khả năng ném xa ở cự li 3 điểm luôn là vũ khí lợi hại của một PG.

Vị trí Point Guard (PG) – Hậu vệ dẫn bóng
Vị trí Point Guard (PG) – Hậu vệ dẫn bóng

Vai trò vị trí Shooting Guard (SG) – Hậu vệ ghi điểm

Khu vực hoạt động: bên ngoài vạch 3 điểm (guards)

Nếu PG là nhạc trưởng của mỗi đội bóng thì SG chính là những nhạc công quan trọng nhất trong dàn nhạc. Họ là những cầu thủ có khả năng dứt điểm tốt nhất, thi đấu độc lập và là những người có khả năng nhất tranh chấp vị trí đội trưởng của mỗi đội bóng rổ.

Hậu vệ ghi điểm có thể coi là người đa năng và “hoàn hảo” nhất trong mỗi đội bóng. Họ sẽ phải tự tìm khoảng trống và tự tạo cơ hội cho mình. Những SG luôn là những người có kĩ thuật cá nhân đặc biệt xuất sắc, khả năng xoay sở tốt và có thể định đoạt trận đấu.

Kỹ thuật, chiều cao, sức khỏe là những yếu tố hàng đầu của một vận động viên bóng rổ

Các lối chơi mới của tiền phong phụ (SG)

Khu vực hoạt động: bên trong khu vực 3 điểm và vùng trung tâm hình thang (forward and center)

Các tiền phong phụ là những cầu thủ đa năng, luôn là những người nhanh nhẹn hơn và có thể hình nhỏ hơn các Tiền phong chính (PF) và Trung phong (C). Phạm vi hoạt động của các SF là tương đối tự do.

Không chỉ có phạm vi hoạt động rộng mà cả chức năng của các Tiền phong phụ cũng rất “bao la”. Họ có thể thi đấu như một SG trong tình huống bóng này. Nhưng ngay tình huống sau họ lại có thể là những Tiền phong chính (PF). Các SF luôn là những người nhanh nhẹn và mạnh mẽ ở khu vực bên trong rổ.

Vai trò của PF (Power Forward – Tiền phong chính)

Khu vực hoạt động: bên trong khu vực 3 điểm và vùng trung tâm hình thang (forward và center)

PF được coi là cầu thủ mạnh mẽ nhất của mỗi đội bóng và thi đấu chính xác theo những gì HLV đề ra. Các Tiền phong chính là người có khả năng ghi điểm khi bóng bật bảng. Các PF là người thi đấu gần Trung phong (center) nhất, hỗ trợ Trung phong nhiều nhất trong việc tranh bóng bật bảng (rebound) cả khi tấn công lẫn phòng thủ. Các PF lý tưởng của NBA thường có chiều cao từ 2m06 đến 2m11.

Vai trò của PF (Power Forward - Tiền phong chính)
Vai trò của PF (Power Forward – Tiền phong chính)

Nhiệm vụ của Center (C) – Trung phong

Khu vực hoạt động: bên trong khu vực 3 điểm và vùng trung tâm hình thang (forward và center)

Trung phong là những cầu thủ có thể hình to lớn nhất nhưng lại có kĩ thuật cá nhân “ít ỏi” nhất. Họ thường được gọi là Big Man (những người to lớn) vì thể hình của mình. Các C luôn hoạt động trong một phạm vi cố định khá hẹp trong khu vực hình thang (center). Nhiệm vụ chính của những Trung phong là bắt bóng bật bảng (rebound), ghi điểm ở khu vực dưới rổ và cản phá những pha dứt điểm cuối cùng của đối phương (block).

Trong chiến thuật bóng rổ, vị trí trung phong còn được coi là trục của đội bóng vì cả đội luôn thi đấu xoay quanh cầu thủ to lớn nhất này. Tiêu chí đầu tiên để có thể chơi ở vị trí này chính là chiều cao vượt trội và thể hình to lớn. Các Trung phong to lớn của NBA có chiều cao khoảng 2m1 đến 2m3.

Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về các vị trí trong bóng rổ. Hy vọng đã mang đến cho các bạn những thông tin cần thiết. Chẳn hẳn các bạn đã hiểu qua được các vị trí và nhiệm vụ của từng cầu thủ. Nếu có những chia sẻ hay về môn thể thao này hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé! Chúc các bạn thành công!

Trả lời